Thai lưu 7 tuần nên hút hay uống thuốc thì tốt nhất?

0
4354

Thai lưu 7 tuần nên hút hay uống thuốc thì tốt nhất là thắc mắc của nhiều người. Thai lưu là rủi ro có thể xảy ra trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, thai nhi còn nhỏ và chưa bám chắc vào thành tử cung. Có nhiều cách xử lý thai lưu, đối với thai 7 tuần, bác sĩ có thể chỉ định hút để đưa thai ra ngoài.

CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN THAI LƯU

Thai lưu là thai chết trong bụng mẹ trước khi chào đời. Các nguyên nhân thai lưu có thể kể đến như:

Biến chứng khi mang thai

Biến chứng khi mang thai bao gồm sinh non, nhau thai tách khỏi tử cung, đa thai,… Đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến thai lưu trước 24 tháng tuổi. Ngoài ra, biến chứng khi sinh con cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Nhau thai không cung cấp đủ máu

Nhau thai là cơ quan nối bào thai với thành tử cung, có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Đồng thời hỗ trợ đào thải chất thải và trao đổi không khí qua máu với mẹ. Do đó, nếu nhau thai không thực hiện tốt vai trò của mình, thai nhi sẽ bị đe dọa sự sống. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thai lưu.

Dị tật bẩm sinh

Các khuyết tật bẩm sinh về cấu trúc di truyền khiến thai bị yếu, không thể phát triển bình thường, thậm chí tử vong trước khi kịp chào đời.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở thai nhi, nhau thai cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai lưu. Do đó, mẹ bầu cần giữ gìn sức khỏe, tái khám đúng hẹn để đảm bảo không có bất thường trong quá trình mang thai.

Vấn đề về dây rốn

Dây rốn bị thắt nút, bị xoắn hoặc bị ngắt khiến thai nhi không thể nhận đủ chất dinh dưỡng, oxy từ cơ thể mẹ. Tình trạng này thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Bệnh lý ở thai phụ

Các bệnh lý ở thai phụ như tiểu đường, cao huyết áp,… làm tăng nguy cơ tử vong ở thai nhi. Đặc biệt là ở các tháng cuối của thai kỳ.

THAI LƯU 7 TUẦN NÊN HÚT HAY UỐNG THUỐC THÌ TỐT NHẤT?

Tùy theo tuổi thai và sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý thai lưu phù hợp nhất. Thai nhi càng nhỏ, việc xử lý càng đơn giản và ngược lại. Vậy thai lưu 7 tuần nên hút thai hay uống thuốc?

Phá thai lưu bằng thuốc

Xử lý thai lưu bằng thuốc được áp dụng đối với thai nhi dưới 7 tuần tuổi. Đồng thời thai có kích thước nhỏ hơn 2.3cm. Lúc này thai đã ngừng sự sống nên bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kích thích tử cung co bóp, đẩy thai nhi ra ngoài. Đây là biện pháp không xâm lấn nên không gây tổn thương tử cung. Tuy nhiên nếu thai phụ mắc chứng máu khó đông, dị ứng với thuốc, bệnh tim,… thì không nên áp dụng cách này.

Tuy khá an toàn nhưng thuốc phá thai có thể dẫn đến các tai biến như: sót thai, sót dịch, băng huyết, nhiễm trùng,….

Hút thai lưu 7 tuần tuổi

Hút thai chân không cũng là cách xử lý an toàn đối với bào thai từ 7 đến 10 tuần tuổi, kích thước nhỏ hơn 3.5cm. Bác sĩ sẽ đưa ống hút nhựa vào buồng tử cung, kết hợp ống bơm chân không để đưa toàn bộ thai ra ngoài. Phương pháp này khá an toàn, ít gây tổn thương cơ quan sinh sản của phụ nữ.

Để hút thai lưu an toàn, chị em cần lựa chọn phòng khám, cơ sở chuyên khoa uy tín. Nhằm giảm thiểu các biến chứng có thể gặp phải như: thủng tử cung, sót thai, viêm nhiễm, rách cổ tử cung,…

Như vậy, thai lưu 7 tuần tuổi có thể xử lý bằng thuốc kích thích tử cung và hút thai chân không. Để đánh giá phương pháp nào là phù hợp nhất, bác sĩ cần phải thăm khám kỹ càng. Bao gồm kiểm tra thai, kiểm tra cơ quan sinh sản và sức khỏe tổng quát của thai phụ. Ngoài ra, thai phụ phải cung cấp chính xác tình trạng sức khỏe để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác hơn.

XỬ LÝ THAI LƯU 7 TUẦN TUỔI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Dù bằng cách nào, xử lý thai lưu 7 tuần tuổi cũng đem đến một số rủi ro nhất định. Nhất là khi bạn đến phòng khám, cơ sở kém chất lượng, rủi ro sẽ tăng lên theo cấp số nhân.

Một số nguy hiểm khi xử lý thai lưu:

Băng huyết

Thực hiện thủ thuật phá thai 7 tuần tuổi có nguy cơ nhiễm trùng ngược từ âm đạo vào tử cung. Biểu hiện của nhiễm trùng như: sốt nóng, sốt cao, đau bụng dưới….. Nhiễm trùng còn gây băng huyết khiến thai phụ mất nhiều máu và có thể tử vong.

Gây thủng tử cung

Khi mang thai, tử cung của phụ nữ dần biến đổi và mềm hơn bình thường. Do đó, sự tác động của dụng cụ y khoa có thể khiến tử cung tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là rách, thủng tử cung.

Dính buồng tử cung

Dính buồng tử cung xảy ra khi tử cung bị tổn thương trong quá trình xử lý thai. Biểu hiện của dính tử cung là chị em sẽ bị mất kinh, kèm theo đau bụng dưới. 

Sót thai, sót dịch

Tình trạng sót thai, sót dịch dẫn đến viêm nhiễm bên trong tử cung và âm đạo. Điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây vô sinh, ung thư nếu không xử lý kịp thời.

Trên đây là thông tin tư vấn về Thai lưu 7 tuần nên hút hay uống thuốc thì tốt nhất. Để có câu trả lời chính xác cần đến trực tiếp để được khám và tư vấn. Sau khi xử lý thai, chị em nên nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể nhanh phục hồi. 

Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ Phòng khám đa khoa Thăng Long theo số Hotline.

Chúc bạn sức khỏe!

TRẢ LỜI

Please enter your comment!
Please enter your name here