Nước tiểu có nhiều bọt là bị bệnh gì? Cách chữa trị như thế nào? Nước tiểu lẫn nhiều bọt không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đây không phải là bệnh mà là dấu hiệu của bệnh khác. Điển hình là các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, thận, huyết áp, xuất tinh ngược dòng,…
NƯỚC TIỂU CÓ NHIỀU BỌT LÀ BỊ BỆNH GÌ?
Nếu nhận thấy nước tiểu có lẫn bọt khí, có khả năng bạn đang bị các bệnh sau:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt khí. Đây là bệnh do vi khuẩn, nấm xâm nhập vào đường tiểu, gây cảm giác nóng rát. Thường đi kèm với các triệu chứng khác như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,…
Bệnh lý về thận
Các bệnh lý về thận như sỏi thận, suy thận cũng khiến nước tiểu lẫn bọt. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên gặp hiện tượng này, kèm theo các đau đớn khác thì việc khám chuyên khoa là cần thiết.
Bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường thường đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn nhiều bọt khí. Đây cũng là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị kịp thời. Nhằm tránh các biến chứng do bệnh gây ra.
Mất nước hoặc do stress
Mất nước, uống không đủ nước cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt. Do đó, bạn nên đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, áp lực, căng thẳng thường xuyên cũng khiến các chức năng của cơ thể hoạt động không hiệu quả.
Protein trong nước tiểu
Trong nước tiểu sẽ chứa một lượng cực nhỏ protein. Nếu lượng protein có mặt trong nước tiểu quá cao sẽ khiến nước tiểu có lẫn bọt. Đây là tình trạng thường gặp sau khi bạn tập thể dục cường độ cao hoặc làm việc quá sức.
Bệnh tim mạch, huyết áp
Các bệnh lý tim mạch, huyết áp có thể dẫn đến tổn thương thận. Từ đó dẫn đến nước tiểu có lẫn bọt hoặc sủi bong bóng. Đây là các bệnh lý nguy hiểm và Trong trường hợp này, bạn cần khám sức khỏe để được điều trị phù hợp.
Xuất tinh ngược dòng
Thông thường khi nam giới xuất tinh, tinh trùng sẽ theo ống dẫn tinh và đi ra ngoài cơ thể. Xuất tinh ngược dòng là tinh trùng sẽ được giải phóng vào bàng quang, chảy ra ngoài qua nước tiểu. Lượng tinh trùng trong nước tiểu lớn khiến nước tiểu có màu trắng đục lợn cợn, nhìn như sủi bọt.
Như vậy, nước tiểu có lẫn bọt có thể là hiện tượng bình thường do uống nhiều nước. Cũng có thể là các bệnh lý nguy hiểm về thận, tim mạch, huyết áp,… Do đó bạn nên khám ngay khi thấy có hiện tượng này.
CÁCH CHỮA TRỊ NƯỚC TIỂU CÓ NHIỀU BỌT HIỆU QUẢ NHẤT
Như đã đề cập, có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu bị lẫn bọt. Để điều trị hiệu quả nhất, bạn cần xác định được nguyên nhân chính xác. Cách điều trị tương ứng với từng nguyên nhân như sau:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Nếu tình trạng nước tiểu lẫn bọt là do thói quen sinh hoạt, bạn cần điều chỉnh, xây dựng thói quen tích cực cho mình.
- Không hút thuốc, hạn chế rượu bia và các chất kích thích khác;
- Tập thể dục đều đặn ít nhất 5 buổi/tuần nhằm tăng cường sự dẻo dai, sức đề kháng;
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, đây là nguyên tắc quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh, đào thải độc tố;
- Chế độ ăn nhiều rau, nhiều chất xơ, vitamin, ít đường, muối, dầu mỡ;
- Nên ngồi thiền, tập yoga để nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần;
- Giữ tinh thần lạc quan, tránh lo lắng áp lực kéo dài khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
Điều trị xuất tinh ngược dòng
Xuất tinh ngược dòng không quá nguy hiểm với sức khỏe của nam giới. Tuy nhiên, tình trạng này có thể khiến nam giới không thể “nhả đạn” khi quan hệ, ảnh hưởng đến cực khoái và vấn đề sinh sản.
Một số thuốc điều trị xuất tinh ngược dòng như pseudoephedrine, phenylephrine, chlorpheniramine, brompheniramine hoặc imipramine. Tuy nhiên bạn cần phải được sự cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp.
Điều trị tiểu đường và cao huyết áp
Các tổn thương ở thận là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bất thường ở nước tiểu. Để điều trị các bệnh lý về thận, bạn cần bảo vệ hệ tim mạch, huyết áp tốt nhất, đồng thời kiểm soát lượng đường máu.
Bạn cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đường, muối, dầu mỡ. Nhằm kiểm soát tốt lượng đường trong máu và tránh tăng huyết áp. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra huyết áp, đường huyết thường xuyên và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Tốt nhất là bạn nên chọn 1 môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình là duy trì.
Thông qua bài viết Nước tiểu có nhiều bọt là bị bệnh gì? Cách chữa trị, chúng tôi mong rằng bạn đã hiểu thêm về hiện tượng này. Một lần nữa chúng tôi nhắc lại đây là dấu hiệu nguy hiểm, không được chủ quan, lơ là. Ngoài ra, bạn cần theo dõi các bất thường khác của cơ thể để việc tìm ra bệnh lý chính xác hơn.
Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ Phòng khám đa khoa Thăng Long theo số Hotline.
Chúc bạn sức khỏe!