Khí hư lẫn máu giữa chu kỳ có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Theo các bác sĩ, tình trạng lẫn máu trong khí hư ở giữa chu kỳ có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý. Bạn cần đến phòng khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.
KHÍ HƯ LẪN MÁU GIỮA CHU KỲ KINH LÀ THẾ NÀO?
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ dao động từ khoảng 28-35 ngày. Mỗi kỳ hành kinh thường sẽ kéo dài 3-5 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn sẽ thấy có hiện tượng khí hư lẫn máu giữa chu kỳ.
Khí hư lẫn máu thường có lượng rất ít, có màu hồng, đỏ nhạt hoặc màu nâu. Bạn có thể thấy chúng trong 1 vài tiếng hoặc 1-2 ngày sau đó tự khỏi. Do đó, nhiều chị em thường bỏ qua hiện tượng này.
Bạn sẽ dễ nhận ra tình trạng này sau mỗi lần đi vệ sinh hoặc quan sát dưới đáy quần lót. Đi kèm với ra máu giữa chu kỳ là các dấu hiệu như: đau bụng, đau lưng, ngứa ngáy ở vùng kín,… Đồng thời chia sẻ chúng với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác.
NGUYÊN NHÂN KHÍ HƯ LẪN MÁU GIỮA CHU KỲ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra máu giữa chu kỳ. Các nguyên nhân này được chia làm 2 nhóm là nguyên nhân sinh lý và bệnh lý như sau:
Do nguyên nhân sinh lý
Nhóm nguyên nhân sinh lý nhìn chung là khá lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi sau một thời gian mà không cần bất kỳ can thiệp nào.
- Do rụng trứng: Ở giữa chu kỳ là thời điểm hàm lượng Estrogen giảm do vỡ nang trứng, trước giai đoạn hoàng thể. Vào thời điểm này, chị em có thể nhận thấy một ít máu ra ở âm đạo nhưng không đáng kể.
- Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Một trong số các tác dụng phụ của thuốc tránh thai là gây xuất huyết âm đạo. Đặc biệt là đối với thuốc tránh thai khẩn cấp. Vì vậy, theo khuyến cáo phụ nữ không nên dùng thuốc này quá 2 lần/chu kỳ.
- Do căng thẳng kéo dài: Sức khỏe sinh sản của chị em chịu sự điều chỉnh của nhiều yếu tố khác nhau. Nếu chị em thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng thì cơ thể sẽ giải phóng cortisol hormone estrogen. Đồng thời lượng progesterone giảm gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Phá thai hoặc vừa sinh nở: Sau khi phá thai, trong tử cung có thể còn sót lại một ít máu. Hoặc sau khi sinh con, cổ tử cung chưa kịp thích ứng với sự thay đổi của cơ thể.
- Quan hệ tình dục mạnh bạo: Quan hệ tình dục quá mạnh bạo có thể làm âm đạo, tử cung bị tổn thương. Dẫn đến hiện tượng khí hư lẫn với máu ở giữa chu kỳ.
Do nguyên nhân bệnh lý
Khí hư lẫn với máu cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, chị em cần nhanh chóng khám và điều trị kịp thời.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa lên đến 70%. Nguyên nhân viêm nhiễm là do nấm, vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Viêm nhiễm khiến lớp bề mặt bị tổn thương, bong tróc dẫn đến ra máu âm đạo.
- Các bệnh xã hội: Các bệnh xã hội như sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh dục,… cũng là nguyên nhân khiến khí hư lẫn máu giữa chu kỳ. Thông thường chúng sẽ kèm theo các triệu chứng khó chịu như: đau bụng, đau rát khi quan hệ tình dục, khí hư tanh hôi, sủi bọt,…
- Lạc nội mạc tử cung: Các tế bào nội mạc tử cung “đi lạc” vô ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung,… Dẫn đến hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Đây là hiện tượng có quá nhiều nang trứng nhưng các nang trứng không phát triển, không phóng noãn. Dẫn đến mất cân bằng hormone và rối loạn kinh nguyệt.
- Sảy thai: Nếu bạn có quan hệ tình dục thì khả năng là bạn đã bị sảy thai. Ở các tuần đầu của thai kỳ, phôi thai còn yếu. Vì vậy rất dễ sảy thai khi chị em vận động, làm việc nặng.
KHÍ HƯ LẪN MÁU GIỮA CHU KỲ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Như vậy, hiện tượng khí hư lẫn máu giữa chu kỳ có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chúng. Đối với nhóm nguyên nhân sinh lý, bạn có thể yên tâm vì chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu là bệnh lý thì việc khám và điều trị là cần thiết. Nhằm tránh bệnh diễn biến nguy hiểm, gây ra các biến chứng nặng nề.
Vậy làm thế nào để phân biệt nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý? Một số gợi ý như sau:
- Nếu lượng máu ít và không kèm theo các dấu hiệu khác, bạn chỉ cần nghỉ ngơi 1 vài ngày sẽ khỏi;
- Nếu kèm theo các triệu chứng như khí hư ra nhiều, khí hư có lẫn bọt khí, ngứa ngáy,… thì có thể bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa. Trong trường hợp này, bạn nên đến bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị;
- Nếu khí hư lẫn máu kèm theo đau bụng dưới thì có thể là do khối u gây nên. Đây là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm nên bạn cần khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là một số tư vấn liên quan đến chủ đề Khí hư lẫn máu giữa chu kỳ có nguy hiểm không. Nắm được các kiến thức về sức khỏe sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, tự tin trong công việc và cuộc sống.
Để được kết nối với bác sĩ, vui lòng liên hệ Phòng khám đa khoa Thăng Long theo số Hotline.