Hút thai lưu có phải nằm viện không?

0
3409

Hút thai lưu có phải nằm viện không là băn khoăn của nhiều chị em. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định nằm viện hay không. Hút thai là kỹ thuật đưa thai chết lưu ra khỏi cơ thể. Thao tác này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó sau khi hút thai chị em cần được chăm sóc tốt nhất để nhanh phục hồi. 

HÚT THAI LƯU LÀ GÌ?

Thai lưu là thai nhi đã bị chết trong bụng mẹ, đây là điều rất đau lòng mà không ai mong muốn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thai chết lưu, nhất là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. 

Thai chết lưu cần được can thiệp đưa ra ngoài cơ thể thai phụ sớm. Nếu không sẽ dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm. như nhiễm trùng ổ bụng, bệnh phụ khoa,… Tùy vào tuổi thai và sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ sẽ có cách xử lý phù hợp. Có thể là phá thai bằng thuốc, hút thai hoặc mổ lấy thai.

Trong đó, phương pháp hút thai được sử dụng đối với thai lưu từ 6 đến 12 tuần tuổi, kích thước nhỏ hơn 3.5cm. Bác sĩ sẽ cho ống hút nhựa mềm vào buồng tử cung, kết hợp với bơm chân không để đưa thai lưu ra ngoài. Hút thai ít ảnh hưởng đến tử cung, tỷ lệ an toàn cao.

HÚT THAI LƯU CÓ PHẢI NẰM VIỆN KHÔNG?

Thủ thuật hút thai lưu không mất quá nhiều thời gian. Sau khi kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng, bạn sẽ được đưa vào phòng để tiến hành hút thai. Thủ thuật này diễn ra trong vòng 10-20 phút. Sau đó, bạn sẽ được chuyển sang phòng hồi sức để nghỉ ngơi và theo dõi. Tại đây, các nhân viên y tế sẽ tiến hành đo nhịp tim, đo huyết áp. Nếu các chỉ số đều ổn bạn có thể ra về. Tuy nhiên nếu sau khi hút thai, thai phụ bị ra máu nhiều hoặc sức khỏe yếu, bác sĩ sẽ yêu cầu ở lại bệnh viện để tiếp tục theo dõi. 

Để sức khỏe nhanh hồi phục, chị em cần tự chăm sóc như sau:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay bằng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 tiếng/lần;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, không mang vác nặng;
  • Không nên ngâm mình trong bồn tắm;
  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi hết ra máu, cơ thể hồi phục hoàn toàn;
  • Ăn uống đầy đủ, đặc biệt là các chất đạm, protein, chất xơ, giúp tạo máu, bồi bổ cơ thể;
  • Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi hút thai, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra.

HÚT THAI LƯU CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN SỨC KHỎE KHÔNG?

Bất kỳ phương pháp can thiệp thai nhi nào cũng đem đến các rủi ro về sức khỏe cho thai phụ. Nhất là đối với thai chết lưu, thai phụ bị tổn thương về tinh thần nên sức khỏe thường yếu đi. 

Theo đó, hút thai lưu có thể dẫn đến các biến chứng sau:

Sót thai

Sót thai là trường hợp bào thai, dịch sản chưa được đưa hết ra khỏi cơ thể. Sót thai rất nguy hiểm vì có thể gây băng huyết, nhiễm trùng ổ bụng,… Tình trạng này cần phải được xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của 

Thủng tử cung

Nếu khi hút thai, bác sĩ tác động quá mạnh có thể gây thủng tử cung, dẫn đến viêm nội mạc tử cung, dính tử cung, đây là các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh. Nguy hiểm hơn, thủng tử cung có thể biến chứng nhiễm trùng ra máu, đe dọa tính mạng thai phụ.

Xuất huyết kéo dài

Ra máu sau khi hút thai lưu là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, không có dấu hiệu giảm thì rất nguy hiểm. Không chỉ tăng nguy cơ viêm nhiễm, xuất huyết còn khiến chị em mất nhiều máu, người bệnh mỏi. Đặc biệt nếu lượng máu mất quá lớn có thể dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng

Nếu phòng khám, dụng cụ hút thai không đảm bảo vô trùng thì khả năng bị viêm nhiễm sau khi hút thai rất cao. Các dấu hiệu bên ngoài của viêm nhiễm như: sốt, đau rát, tử cung nhạy cảm, xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới,… Nếu không can thiệp kịp thời, viêm nhiễm lan rộng có thể dẫn đến vô sinh.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM THIỂU TỶ LỆ THAI CHẾT LƯU?

Chắc chắn chúng ta đều muốn các “thiên thần” khỏe mạnh chào đời. Vậy làm thế nào để bảo vệ bé yêu tốt nhất từ khi mới hình thành?

Theo các bác sĩ, thai phụ nên chú ý các vấn đề sau:

  • Tăng cường các thực phẩm giàu axit folic khi mang thai vì nó làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh
  • Siêu âm thai kỳ sớm và luôn tái khám đúng hẹn. Nếu cảm thấy thai bất thường, cần thăm khám ngay lập tức
  • Theo dõi chuyển động của thai nhi từ quý thứ hai
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông tốt
  • Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ
  • Kiểm tra các bệnh về tăng huyết áp, tiểu đường trước và trong khi mang thai.
  • Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài
  • Không nên mang giày cao gót, giày có đế trơn khi di chuyển

Trên đây là bài viết về Hút thai lưu có phải nằm viện không. Thai lưu là điều mà không ai mong muốn gặp phải. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ sớm vượt qua và chú ý giữ gìn sức khỏe tốt nhất.

Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ Phòng khám đa khoa Thăng Long theo số Hotline.

Chúc bạn sức khỏe!

TRẢ LỜI

Please enter your comment!
Please enter your name here